Review, Toplist, PR, Ads, Travel

Chùa Ông Núi Bình Định - Chiêm ngưỡng Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Ông Núi Bình Định với bực Tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á là địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Bình Định, Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là Linh Phong Sơn tự, tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

 

>> 30 Bãi biển đẹp nhất Việt Nam : Nên đi du lịch 1 lần trong đời

 

chùa ông núi

 

Tượng Phật Chùa Ông Núi, Bình Định là tượng phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

 

chùa ông núi

 

Tượng Phật Chùa Ông Núi ngữ trên lưng chừng núi hùng vĩ

 

Tượng Phật Chùa Ông Núi:

 

Tượng được xây dựng trên lưng chừng núi cao, cách mực nước biển 129m. Sau lưng là dãy núi Bà vững chãi, trước mặt là biển mênh mông.

 

Tượng Phật Ngồi cao 69m với đường kính chân tượng là 52m, ngự trên một tòa sen. Tính chiều cao cả tòa sen và tượng là 108m được xem là Tượng Phật Ngồi cao nhất Đông Nam Á. Toàn bộ tượng được xây dựng ngay tại chỗ trong một khoảng thời gian dài. Có thiết kế rỗng trong lòng để dùng làm nơi thờ phụng. Ngay dưới chân là điện Vạn Phật có thiết kế hình tròn độc đáo với vô số tượng Phật nhỏ bên trong, đã mở cửa cho du khách dâng hương. Xung quanh còn có các căn nhà, học viện, sân đỗ trực thăng,…vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

 

Tượng Phật Ngồi cao nhất Đông Nam Á:

 

Tượng Phật Ngồi cao 69m với đường kính chân tượng là 52m, ngự trên một tòa sen. Tính chiều cao cả tòa sen và tượng là 108m được xem là Tượng Phật Ngồi cao nhất Đông Nam Á.

 

Tượng Phật Ngồi Dhammakaya Thep Mongkol ở thủ đô BangKok, Thái Lan cũng có chiều cao khoảng 69 m, bề rộng chừng 140 m. Phần bệ của bức tượng được làm bằng đồng là những bức Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á.

 

Xem thêm: >> Các bức Tượng Phật nằm đẹp, lớn nhất Việt Nam và thế giới

 

 

Tượng Phật Chùa Ông Núi nhìn từ đường ven biển từ xa

 


Không gian bên dưới Tượng Phật Chùa Ông Núi

 

Chùa Ông Núi - Linh Phong Thiền Tự, Bình Định:

 

Lịch sử Chùa Ôn Núi theo các bộ sử cũ, chùa được hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi này một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Tại đây ông đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng gọi là Ông Núi. Ở nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước.

 

 

Chùa Ông Núi bên phải tượng Phật Ngồi, đi từ dưới lên có một ngã rẽ trái đi vô ngôi chùa Ông Núi

 

 

Chùa Ông Núi nhìn từ trên cao, đi từ dưới lên có một ngã rẽ trái đi vô ngôi chùa Ông Núi


Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.


Thời nhà Nguyễn, chùa lại được các vua cho trùng tu lại to đẹp hơn. Tuy nhiên sau đó trải qua một thời gian dài chiến tranh, chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp.  Đến năm 1990 chùa được xây mới lại với kiến trúc mái cổ lầu, lợp ngói ống. Ở trên nóc chùa có lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn. Trong chùa có tượng Phật cao 2,5 m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Chùa có kiến trúc trang nghiêm, cổ kính, hài hòa với thiên nhiên.

 

Hành trình đi bộ Lên Tượng Phật Ngồi:

 

Để đi lên từ dưới đất lên Tượng Phật Lớn thì bạn cần phải đi bộ tầm 15 - 30 phút tuỳ khả năng của mỗi người, tổng số bậc thang chính xác để lên được tới tượng là 638 bậc. Từng bậc thang nối liền nhau, thẳng tắp, tựa như những khó khăn, gian khổ của đời người, mỗi đoạn bậc thang có đoạn bằng phẳng dừng lại nghỉ ngơi nên cũng thuận tiện cho việc đi lên viếng Phật. Con đường chinh phục những bậc thang giống như từng bước vượt qua gian lao, thử thách của cuộc sống và cả trong con đường tu đạo. Đi đến bậc thang cuối cùng cũng là lúc đạt được thành công, là lúc nhìn thấy Phật.

 

Dưới đây là các hình ảnh trên con đường chinh phục 638 bậc thang của admin VivuPro.com để gửi đến mọi người.

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Hành trình chinh phục 638 bậc thang bộ để lên viếng Tượng Phật chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Hành trình chinh phục 638 bậc thang bộ để lên viếng Tượng Phật chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Hành trình chinh phục 638 bậc thang bộ để lên viếng Tượng Phật chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Hành trình chinh phục 638 bậc thang bộ để lên viếng Tượng Phật chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Càng lên cao bạn càng có cơ hội nhìn xuống bên dưới tuyệt đẹp và gió mát

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Càng lên cao bạn càng có cơ hội nhìn xuống bên dưới tuyệt đẹp và gió mát

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Xung quanh 2 bên bậc thang có trưng Tượng 18 vị La Hán bằng đá được điêu khắc tinh xảo

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Hành trình chinh phục 638 bậc thang bộ để lên viếng Tượng Phật chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Đoạn gần lên đến Tượng Phật ngồi

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Lên dến Tượng Phật ngồi chùa Ông Núi, Bình Định

 

tượng phật chùa ông núi bình định

 

Admin check-in viếng Tượng Phật ngồi chùa Ông Núi, Bình Định

 

Điện Vạn Phật bên trong Tượng Phật Chùa Ông Núi:

 

Khi đi lên đến Tượng Phật ngồi lớn thì bên dưới chân đế tượng có Điện Van Phật thờ Tượng Phật Thích Ca bên trong.

Dưới đây là hình ảnh Điện Vạn Phật bên trong chân đế Tượng Phật Chùa Ông Núi với tượng Phật chủ đạo nằm ở giữa điện và không gian rộng lớn để mọi người lễ phật.

 

 

Điện Vạn Phật bên trong đế Tượng Phật ngồi lớn

 

 

Tượng Phật Thích Ca bên trong Điện Van Phật

 

 

View từ Điện Vạn Phật nhìn ra bên ngoài

 

Đi lên Chân đế Tượng Phật:

 

Để đi lên tới toà sen tượng Phật Ngồi thì bạn cần đi thêm 2 vòng bậc thang, xung quanh tượng để lên đến chân tượng và có tầm nhìn bao quát xuất bên dưới, cảnh biển đẹp và một vùng trời tuyệt đẹp.

 

 

Tầm nhìn từ toà sen chân Tượng Phật Ngồi nhìn xuống bên dưới

 

 

Bạn cần đi thêm 2 vòng bậc thang để lên đến toà sen chân Tượng Phật Ngồi

 

Cùng chiêm ngưỡng lại Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi:

 

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng lại bức Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi nhìn từ trên cao cùng VivuPro.com nhé!

 

 

Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

View nhìn ra biển cực đep từ Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

View nhìn ra biển cực đep từ Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

 

Tượng Phật Ngồi Chùa Ông Núi, Bình Định

 

Bản quyền thuộc VivuPro.com